NHỮNG THÔNG TIN THÚ VỊ VỀ DUNG MÔI N-BUTANOL

N- Butanol là một loại dung môi hóa học được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm. Vậy loại dung môi này có gì đặc biệt, chúng có vai trò như thế nào trong đời sống? Hãy để Hóa chất Hải Đăng giải đáp giúp bạn những thắc mắc về loại dung môi này!

1. Dung môi N-Butanol là gì?

N- Butanol là một dung môi chất lượng cao, có mạch không ổn định với cấu trúc 4-carbon, công thức hóa học của nó là C4H9OH. Đồng phân của dung môi này bao gồm 2-butanol, tert-butanol và isobutanol. N-Butanol còn được biết đến với một số tên khác như: Butalcohol; Butanol; 1-Butanol; Butylic alcohol; Butyl alcohol; Butyl hydrate; Butyralcohol; Butyric alcohol;  1-Hydroxybutane; n-Propylcarbinol; Butyryl alcohol; n-Butyl alcohol. Butanol là một trong những nhóm “rượu xấu”, có nhiều hơn hai nguyên tử cacbon và tan đáng kể trong nước.

Dung môi này có tính bào mòn cao đối với một số loại cao su và nhựa. N-Butanol có thể trộn lẫn với nhiều loại dung môi hữu cơ, tuy nhiên lại không phù hợp để trộn lẫn với những chất oxi hóa mạnh. Ngoài được sử dụng như một dung môi trực tiếp thì N-Butanol còn đóng vai trò là chất trung gian trong sản xuất các hóa chất hữu cơ khác.

Cấu tạo phân tử của N-Butanol

Cấu tạo phân tử của N-Butanol

2. Những tính chất lý hóa của dung môi N-Butanol là gì?

2.1. Tính chất vật lý của N-Butanol

Trạng thái chất lỏng không màu
Điểm nóng chảy-89,8 ° C (-129,6 ° F; 183,3 K)
Nhiệt độ sôi117,7 ° C (243,9 ° F; 390,8 K)
Độ hòa tan trong nước 73 g L-1 ở 25 ° C
Độ axit (pKa)16,10
Chỉ số khúc xạ (nD)1,3993 (20 ° C)
Độ nhớt2,544 cP
Mật độ tương đối0,809-0,811 g / cm 3
Độ tan trong nước77 g / l ở 20 ° C
Áp suất hơi0.56 kPa ở 20 ° C
Ngưỡng mùi15 ppm (trung bình)
Flashpoint98 ° F (37 ° C)
Có thể trộn với ethyl ether, etanol 

2.2. Tính chất hóa học của N-Butanol

– Butanol tác dụng với axit nitric:

HNO3 + C4H9OH → H2O + C4H9NO2

– Butanol phân hủy theo phương trình:

C4H9OH → C4H8 + H2O

3. Điều chế dung môi N-Butanol trong công nghiệp

Trong công nghiệp, để điều chế N- Butanol người ta sử dụng nguyên liệu hóa dầu propylen. Propylene được hydroformyl hóa thành butyraldehyde với sự có mặt của rhodium như một chất xúc tác đồng nhất (tương tự như chất xúc tác của Wilkinson). Sau đó butyraldehyde được hydro hóa để cho ra N-Butanol.

Ngoài ra, một lượng dung môi N-butanol có thể thu được trong tự nhiên nhờ quá trình lên men của đường và các carbohydrate khác.

4. Ứng dụng của dung môi N-Butanol trong đời sống

– Dung môi N- Butanol thường được sử dụng để pha loãng sơn, hay trong một số ứng dụng lớp phủ khác như thuốc nhuộm, mực in,…

– Dung môi C4H9OH còn được dùng trong sản xuất vecni, long não, nhựa, thuốc nhuộm, dầu thực vật, sáp, chất béo, cao su, nhựa cánh kiến đỏ,…

Dung môi N- Butanol thường được sử dụng để pha loãng sơn

Dung môi N- Butanol thường được sử dụng để pha loãng sơn

– N-butanol còn là chất trung gian trong quá trình sản xuất butyl acrylate, butyl acetate, , dibutyl sebacate, dibutyl phthalate, và những butyl ester, butyl ether khác như butyl glycol (BCS), butyl triglycol, butyl diglycol (DBG),…

– C4H9OH là chất trung gian trong sản xuất các chất như este của thuốc diệt cỏ, thuốc thú y, dược phẩm.

– Nó còn được dùng làm chất pha loãng, tác chất phản ứng trong sản xuất nhựa melamine  formaldehyd và urea-formaldehyd.

– Trong sản xuất xi măng, N-butanol được dùng làm chất phụ gia để tăng độ mịn.

– Dung môi N-Butanol còn được dùng trong sản xuất kính an toàn, chất tẩy rửa, kính thủy lực.

N-butanol được dùng làm chất phụ gia để tăng độ mịn cho xi măng

N-butanol được dùng làm chất phụ gia để tăng độ mịn cho xi măng

5. Mức độ an toàn của dung môi N-Butanol

– N- butanol có nguy cơ gây hỏa hoạn ở nồng độ 35 độ C, nó dễ cháy hơn so với dầu lửa hoặc dầu diesel nhưng so với những dung môi hữu cơ thông thường khác thì độ dễ cháy lại thấp hơn.

– Với cơ thể con người, N-butanol dễ dàng được hấp thụ qua phổi và đường ruột, đồng thời cũng có thể qua da. Độc tính của N-butanol tương đối thấp. Tuy nhiên, N-butanol sẽ gây khó chịu cho mắt nếu bị bắn vào. Không có hiện tượng nhạy cảm với da, chỉ khi tiếp xúc trực tiếp liên tục thì da có thể bị kích ứng. Hiện tượng kích thích đường hô hấp chỉ xảy ra ở nồng độ rất cao (> 2.400 ppm).

– Đối với môi trường: N-butanol có độ độc thấp đối với hệ sinh thái thủy sinh và động vật không xương sống. Dung môi này sẽ bị thủy phân nhanh chóng trong nước nên tiềm năng tích lũy sinh hóa của nó rất thấp.

N- butanol có nguy cơ gây hỏa hoạn ở nồng độ 35 độ C

N- butanol có nguy cơ gây hỏa hoạn ở nồng độ 35 độ C

6. Một số lưu ý trong việc bảo quản dung môi N-Butanol

– Cần bảo quản dung môi N-Butanol ở nơi khô thoáng, tránh xa các chất oxy hóa.

– Tuyệt đối tránh những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, gần nguồn nhiệt hay nơi có thể phát tia lửa.

– Nên chứa dung môi N-butanol trong các thùng phuy làm bằng thép cacbon, thép không gỉ hoặc nhôm.

Nên chứa dung môi N-butanol trong các thùng phuy làm bằng thép cacbon, thép không gỉ 

Nên chứa dung môi N-butanol trong các thùng phuy làm bằng thép cacbon, thép không gỉ 

Trên đây là những thông tin mà Hóa chất Hải Đăng muốn cung cấp cho bạn về dung môi N-butanol. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc và hiểu rõ hơn về loại dung môi này. Nếu còn điều gì chưa rõ, hãy để lại bình luận dưới bài viết, Hóa chất Hải Đăng sẽ giải đáp nhé!